Dòng sông ly biệt : Chương 21 – 30 (end)


Chương 21 :

Ba ngày liền, tôi vẫn không đủ can đảm đến “đằng kia”. Không biết đằng ấy bây giờ ra saọ Tôi thường giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm. Mỗi lần giật mình như thế là tôi không thể nào dỗ giấc ngủ lại được.
Trong những lần mất ngủ như vậy, tôi chỉ còn cách ngồi dậy nhìn ra sông với những suy nghĩ kỳ quặc.
– Tôi đã làm gì? Tại sao lại làm thế?
Và sau đó là tôi lại thẫn thờ. Mỗi lần nghĩ đến chuyện cũ, mỗi lần cân nhắc là mỗi lần tôi bức rức, nhưng tôi vẫn không rõ nguyên dọ Nhắm mắt lại là tôi thấy chiếc roi của cha, nụ cười khinh thị của dì Tuyết, cái lưỡi liếm mép của thằng Kiệt. Tôi tự nhủ:
– Ta đã hành động đúng, vì dù sao họ cũng không tốt lành gì.
Đó là những người tội lỗi! Lúc xưa tôi nghĩ như vậy, nhưng bây giờ? Thái độ hung dữ của cha sẽ gây ra chuyện gì? Mỗi sáng thức dậy đầu óc tôi lại căng thẳng. Mỗi ngày mắt tôi đều quét ngang qua mục thời sự xã hội hàng ngàỵ Nếu có đọc thấy tin cha giết dì Tuyết tôi không ngạc nhiên lắm, nhưng tôi lại sợ. Con báo đen giết người không run taỵ Nhưng cho đến nay đọc hết tờ bào tôi vẫn không thấy tin gì lạ ba ngày yên lặng trôi quạ Hảo không đến tìm, Như Bình cũng chẳng đến. Sự yên tĩnh bất thường khiến tôi lo ngạị Phải chăng đó là một con sóng ngầm. Ngày thứ bốn, không chịu đựng được nữa, tối hôm ấy tôi sang nhà cha.

Tiếp tục đọc

Dòng sông ly biệt : Chương 11 – 20


Chương 11 :

Trời mát dần, tháng bốn là tháng có thời tiết tương đối tốt. Những trận mưa phùn, những cơn gió bất hạnh lạnh lẽo đã bị những làn gió mát thổi đi, mặt trời đã hiện ra mang những tia nắng sưởi ấm tấm lòng rộn rã đầy niềm vui và sức sống của tôị Bây giờ chưa phải là lúc chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học, nhất là tinh thần của tôi chưa sẵn sàng, cầm quyển sách lên mà tôi cứ nghĩ chuyện đâu đâụ Hai nữa là vì không có thời giờ, lúc nào tôi cũng bận rộn với những buổi hẹn hò với Thư Hoàn. Chúng tôi lang thang khắp nơi, ngay cả những dự tính báo thù dì Tuyết đôi lúc tôi còn quên mất nói chi là… Lần dầu tiên trong đời, tôi mới biết thế nào là thi vị của tình yêụ Thuở xưa nghe người ta nói, tôi chỉ nghĩ yêu tức là đôi lòng cùng nghĩ đến nhau, đôi tim cùng đập. Nhưng bây giờ tôi đã biết, không hẳn chỉ như vậy mà khi yêu nhau rồi, từng tế bào, từng lỗ chân lông trên người cũng cùng lo lắng, cùng thở, cùng si mê, tất cả những gì ngoài tình yêu đều không có giá trị đối với tôi hết.
Hà Thư Hoàn vẫn tiếp tục đến “đằng kia” một tuần ba lần để kèm Anh Văn cho Như Bình. Tôi không mấy hài lòng, nhiều khi muốn Hoàn nghỉ dạy, để dành hết thời giờ rảnh rỗi cho tôị Nhưng Hoàn thật cố chấp, chàng bảo là mình đã lỡ hứa thì phải làm, không thể từ chối được.
Tối hôm ấy, khi Hoàn đến kèm Như Bình, chẳng có việc gì làm, tôi ngồi tán gẫu với mẹ. Tuy là ngồi đây nói chuyện, nhưng hồn tôi thì lại bay bổng sang “đằng ấy”. Đứng ngồi không yên, lòng tôi nóng như lửa đốt. Sau cùng tôi quyết định đến đấy xem có gì lạ không?
Đến đằng ấy, tôi mới biết Hoàn đang kèm cho Như Bình tại phòng riêng của cô nàng, điều đó càng làm cho tôi không yên tâm. Không phải tôi sợ Như Bình sẽ chiếm được Hoàn nhưng mà… Trên phương diện tình ái ai lại không ích kỷ, hẹp hòị Chỉ cần nghe Hoàn và Như Bình trong phòng riêng là tôi bứt rứt khó chịụ Tại sao Hoàn không nói cho tôi nghe chuyện đó ngay từ đầu.
Tiếp tục đọc

Dòng sông ly biệt : Chương 1 – 10


Dòng sông ly biệt

  • Tác giả: Quỳnh Dao
  • Dịch giả: Liêu Quốc Nhĩ
Thông tin chung

  • Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 3/2010
  • Bìa mềm, 372 trang
  • Kích thước: 13,0 * 20,5 (cm)
  • EAN: 2900000047600
  • Giá niêm yết: 56.000đ
  • Giá bán: 54.300đ
Quỳnh Dao là một tác giả Đài Loan chuyên sáng tác tiểu thuyết tình cảm lãng mạn dành cho đối tượng độc giả nữ. Các tác phẩm của bà được dịch ra và xuất bản rộng rãi ở Việt Nam từ cuối thập niên 1960. Ngoài ra, bà còn là một nhà sản xuất phim với những bộ phim truyền hình dựa theo chính nội dung các cuốn tiểu thuyết của bà.Quỳnh Dao sinh ngày 20 tháng 4 năm 1938 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc trong gia đình một giáo sư sử học. Năm 1949, bà theo cha mẹ đến định cư ở Đài Loan.Quỳnh Dao bắt đầu sáng tác vào những năm cuối bậc trung học ở Đài Bắc. Tập truyện ngắn đầu tay của bà mang tên Hạnh Vận Thảo ra đời trong khoảng thời gian bà tốt nghiệp trung học và dự thi vào đại học nhưng không thành công.

“Dòng sông ly biệt” là tác phẩm kể về gia đình nhà họ Lục những năm 1930 tại Thượng Hải, Trung Quốc.

“…Hai ngày lại trôi qua, công việc vẫn không tìm được. Sang tối thứ ba, vừa mở cửa cho tôi bước vào, mẹ nói ngay:

– Như Bình mới đến!

Tôi ngạc nhiên:

– Nó đến đây làm gì? Để xem mẹ con ta chết chưa à?

– Bình, sao con cứ dùng cặp mắt thù hận mà nhìn người như thế? Cha con sai nó đến mà!

– Cha bảo nó đến có việc gi?

– Cha con bảo nó mang đến ba ngàn đồng!

Tôi ngạc nhiên:

– Ba ngàn đồng? Tại sao?

– Mẹ cũng không biết, Như Bình nói là cha con bảo mang tiền đến cho chúng ta sắm tết và trả tiền nhà.

Tôi chẳng hiểu:

– Nhưng, tại sao bỗng nhiên cha lại mang tiền đến cho chúng ta thế?

Mẹ do dự một lúc nói:

– Có lẽ ông ấy hối hận về việc làm hôm nọ.

Tôi cắn nhẹ môi suy nghĩ xong ngẩng đầu lên nói:

– Mẹ đưa ba ngàn đó cho con để con trả lại cho họ. Con đã thề là sẽ không bao giờ dùng tiền của họ nữa mà. Họ tưởng chúng ta sống không nổi nên bây giờ đem tiền tới bố thí cho chúng ta. Mẹ! Con không thể chịu được sự bố thí của họ!…”

—————–